Lập trình Offshore là việc ủy thác lập trình software, Web system, lập trình smartphone application,...cho các công ty nước ngoài, hoặc các công ty con ở nước ngoài. Mục đích chính của lập trình Offshore là đảm bảo nguồn nhân lực IT và giảm bớt chi phí lập trình system. So với việc đặt hàng ở Nhật hay Âu Mỹ,... thì chi phí nhân sự của phía nhận đặt hàng ở các nước đang phát triển sẽ thấp, nên bằng cách tận dụng các kỹ sư của các nước đang phát triển để lập trình thì có thể giảm bớt chi phí. Về nơi nhận order thì chủ yếu là các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,..là những nước mà có chi phí nhân sự rẻ và sức lao động phong phú. Lập trình Offshore thì một mặt có hiệu quả trong việc giảm bớt chi phí, nhưng mặt khác lại dễ phát sinh các vấn đề về chất lượng do thiếu năng lực kỹ thuật của các kỹ sư địa phương và những thiếu sót về mặt giao tiếp do khác biệt ngôn ngữ.
Về lập trình OffShore
LẬP TRÌNH OFFSHORE VIỆT NAM – ĐIỂM ĐẾN MỚI CỦA SOFTWARE OUTSOURCING
- Việt Nam nằm trong Top 6 điểm đến hấp dẫn về outsourcing (Theo báo cáo “Top 30 leading locations for offshore services” của Gartner năm 2017)
- Việt Nam xếp vị trí thứ 6 về gia công phần mềm toàn cầu (Theo báo cáo “2017 Global Services Location Index” của hãng tư vấn AT Kearney)
- TP. HCM tám năm liên tiếp là thành phố dẫn đầu về outsourcing (Tholons, 2000-2016)
- Việt Nam xếp vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng Global offshore hotspots, vị trí thứ 1 trong bảng cạnh tranh về giá (Theo bảng xếp hạng về offshore service năm 2013 của Tower Watson)
Tại sao lại lập trình Offshore Việt Nam?
Nhân lực IT ưu tú phong phú
Việt Nam đang thúc đẩy kế hoạch quốc gia nhằm tăng số lượng nhân lực IT với khoảng 350.000 người ở thời điểm hiện tại lên đến [1.000.000 người cho đến năm 2020]. Chính phủ Việt Nam thì cùng với việc nâng cao tỷ lệ nhân lực IT, cũng đang tiếp tục tăng tổng số nhân khẩu trước sau 1.000.000 người/năm từ 92.500.000 người ở thời điểm hiện tại (Theo ước tính của Quỹ dân số liên hợp quốc thời điểm năm 2014).
Ngoài ra, đối với tuổi trung bình của Nhật Bản là 45.8 tuổi, thì độ tuổi trung bình của Việt Nam đang là 28.7 tuổi, kỹ sư trẻ rất nhiều. Việt Nam là nước thân Nhật, cả cách suy nghĩ cũng có nhiều phần giống với người Nhật. Thêm nữa, việc nâng cao năng lực Nhật ngữ của các kỹ sư những năm gần đây cũng đang được coi trọng.
Tốc độ tăng trưởng nhanh
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong ngành thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO) hàng năm tăng 20%~35%. Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), tốc độ tăng trưởng của ngành IT tăng hơn 1000 lần so với năm 2003. Năm 2003, toàn ngành IT chỉ gồm 5000 kỹ sư, tạo ra doanh thu khoảng 62 triệu USD. Đến năm 2016, doanh thu đạt hơn 3 tỷ USD với 200.000 kỹ sư đang làm việc. Thêm vào đó, các doanh nghiệp IT Việt Nam đang tiến hành cải cách kỹ thuật, tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ. nỗ lực đáp ứng nhu cầu không chỉ trong nước mà còn cả những yêu cầu có độ khó cao của thị trường quốc tế.
Mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Sau nhiều năm, hai nước đang trở thành đối tác chiến lược quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực. Về mặt chính trị, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau. Năm 2017, lần đầu tiên có năm chuyến thăm cấp cao diễn ra trong vòng một năm, trong đó dấu mốc lịch sử là chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản.
Về mặt kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là quốc gia cung cấp ODA lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam.
Nhờ mối quan hệ hữu nghị này, các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển offshore tại Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi.
Tính dân tộc cần cù
Người Việt Nam chăm chỉ và mang tinh thần trách nhiệm nên luôn chuyên tâm vào công việc. Trong số các nước châu Á thì đặc biệt làm việc rất chăm chỉ.