FUJINET THAM DỰ HỘI NGHỊ “NGÀY CNTT NHẬT BẢN 2023” (JAPAN ICT DAY 2023)

Hà Nội - 31/10/2023, Ban Giám đốc FUJINET đã tham dự hội nghị Ngày Công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản 2023 (Japan ICT1 Day). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thường niên của ngành CNTT giữa 02 quốc gia Việt Nam – Nhật Bản do Ủy ban Hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản (VJC) thuộc Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ CNTT Nhật Bản (JISA) phối hợp tổ chức. Được sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và hưởng ứng của các doanh nghiệp đến từ hai nước.

 

Ngày CNTT Nhật Bản 2023 gồm 03 hoạt động chính: hội nghị, triển lãm và kết nối hợp tác nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số trong tương lai.

 

Theo nhận định, Việt Nam đã trở thành đối tác lớn thứ hai và được các công ty Nhật Bản ưu tiên lựa chọn hợp tác hơn so với các nước trong khu vực. Xét về nhiều yếu tố cả về chất lượng và số lượng tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc được hội đồng Ban giám khảo chuyên môn, uy tín đánh giá và đề xuất hợp tác. Công ty FUJINET với kinh nghiệm hơn hai thập kỷ song hành tại thị trường CNTT Nhật Bản, đến nay đã là một thương hiệu trong danh sách “partner đáng tin cậy” được phủ sóng khắp nơi. Đây cũng là một tín hiệu tích cực không chỉ riêng FUJINET mà cho các doanh nghiệp Việt Nam sau thời gian khó khăn của đại dịch.

 

FUJINET THAM DỰ HỘI NGHỊ “NGÀY CNTT NHẬT BẢN 2023” (JAPAN ICT DAY 2023)FUJINET luôn được đánh giá “partner đáng tin cậy” của các công ty IT Nhật Bản

 

Nội dung hội thảo cũng có sự góp mặt của Tiến sĩ Lê Quang Minh – Phó viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin đại học Quốc gia Hà Nội, báo cáo về sự tăng trưởng vượt bậc số lượng các công ty ICT tại Việt Nam, đạt trên 67,201 công ty. Doanh thu năm 2022 ước chừng khoảng 148 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021 trước đó. Hiện nay, ngành CNTT ở Việt Nam đã đóng góp vào GDP cả nước 14,4%. Nhờ bước tiến này, ngành CNTT Việt Nam đã có vị trí nhất định trên thế giới. Không chỉ vậy, với dịch vụ phần mềm, Việt Nam đứng thứ nhất tại khu vực Đông Nam Á.

 

Song song, xét về trình độ chuyên môn CNTT của lực lượng lao động Việt Nam đã được nâng cao rõ rệt.

Hiện tại, có hơn 242 trường đại học có đào tạo ngành CNTT, năng lực có thể đào tạo 541,408 sinh viên mỗi năm. Hiện tại, mỗi năm có hơn 242,286 sinh viên đăng ký mới ngành CNTT . Đây là bước tiến và bùng nổ mạnh mẽ, kể cả thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra, vừa là khó khăn và là cơ hội để lao động Việt Nam chứng minh với thế giới thấy họ đã sẵn sàng đón làn sóng chuyển dịch offshore từ Trung Quốc. Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư phát triển công nghệ số, nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật mới vào doanh nghiệp, chủ động từ thiết kế cơ bản đến triển khai, tư vấn khách hàng những phương án tối ưu chi phí.

 

Năm 2019 – FUJINET đã thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D Center) với sứ mệnh nâng cao khả năng nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới để phát triển các sản phẩm chiến lược trong thị trường phần mềm hiện nay. Cùng với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao, FUJINET đã nghiên cứu và thực hiện các dự án trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), Cloud, Big Data… Bên cạnh đó, vẫn giữ vững mục tiêu kinh doanh ban đầu là chuyên tâm phát triển và xuất khẩu phần mềm cho các công ty IT tại Nhật Bản.

 

Chú thích:
(1) ICT: Information & Communications Technologies, có nghĩa là Công nghệ thông tin và Truyền thông