GIẢI BI LẮC FUJINET 2022 – NHỮNG CUỘC CHIẾN TRÊN “SÂN CỎ THU NHỎ”

GIẢI BI LẮC FUJINET 2022 – NHỮNG CUỘC CHIẾN TRÊN “SÂN CỎ THU NHỎ”

 

Bi lắc hay còn được gọi là “Banh bàn”, “Bóng đá trên bàn” là một trò chơi giải trí phù hợp với nhiều lứa tuổi, người chơi điều khiển bóng vào được khung thành của đối phương bằng các thanh có gắn hình người sẽ được tính điểm. Đã từ lâu trò chơi Bi lắc đã trở thành môn thể thao, trò chơi gần gũi đối với dân văn phòng sau những giờ làm việc căng thẳng.

 

Từ một trò chơi giải trí sau 8 giờ ngồi làm việc trên máy tính, FUJINET đã nâng cấp thành giải thi đấu nội bộ có tên “Giải Bi lắc FUJINET 2022” nhằm tạo ra một hoạt động giúp nhân viên vừa vui chơi vừa thi đấu tranh tài và giao lưu đồng nghiệp giữa các Khối/ Phòng/ Ban. Giải đấu diễn ra trong tháng 11 – thời điểm cận kề những ngày cuối năm nên lượng công việc rất nhiều. Vì thế lịch thi đấu được sắp xếp linh động sau 17 giờ 30 mỗi ngày đã tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành công việc mà vẫn còn thời gian tham gia, 22 đội đăng ký thi đấu đã chứng minh cho điều đó.

 

Ở vòng đấu bảng các trận đấu trôi qua rất nhẹ nhàng, thoải mái. Tuy nhiên đến vòng tranh giải Nhất - Nhì - Ba các nhân tố nổi bật đã dần lộ hiện. Có những trận đấu mang tính chất đúng “giao lưu”, cũng có những trận đấu kịch tính đến mức người cổ vũ đứng ngồi không yên, tạm dừng trận chiến để “bảo dưỡng, thay đổi phụ kiện” mới có thể tiếp tục. Gần 20 ngày thi đấu kết quả cuối cùng đã được công bố và phần thưởng đã trao đến tay nhân viên xuất sắc. Giải Bi lắc FUJINET 2022 đã kết thúc trong không khí vui vẻ – sôi nổi – đoàn kết của tất cả thành viên tham gia thi đấu.

 

Xem lại toàn cảnh Giải Bi lắc FUJINET 2022 tại kênh:

Fanpage FUJINET SYSTEMS JSC: GIẢI BI LẮC FUJINET 2022 – NHỮNG CUỘC CHIẾN TRÊN “SÂN CỎ THU NHỎ”

 

GIẢI BI LẮC FUJINET 2022 – NHỮNG CUỘC CHIẾN TRÊN “SÂN CỎ THU NHỎ”

 

GIẢI BI LẮC FUJINET 2022 – NHỮNG CUỘC CHIẾN TRÊN “SÂN CỎ THU NHỎ”

 

GIẢI BI LẮC FUJINET 2022 – NHỮNG CUỘC CHIẾN TRÊN “SÂN CỎ THU NHỎ”

 

GIẢI BI LẮC FUJINET 2022 – NHỮNG CUỘC CHIẾN TRÊN “SÂN CỎ THU NHỎ”