SỰ TÁC ĐỘNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA TRÍ TUỆ THÔNG MINH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN LẺ

Trí tuệ thông minh (Artificial Intelligence, viết tắt AI) ra đời và đã phát triển bùng nổ ở thế kỷ 21 với sự mở rộng trong nhiều hướng nghiên cứu, như máy học (Machine Learning-ML), học sâu (Deep Learning-DL),... Các máy tính công suất mạnh đang tăng lên một cách rõ rệt, các thuật toán có thể xử lý ở mức phức tạp cao, và có lẽ quan trọng hơn nhất thế giới đang tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ (hàng tỉ GB mỗi ngày) để cung cấp cho AI, mà ta biết đến dưới khái niệm Big Data. Các phân tích số liệu gần đây cho thấy AI kết hợp với khả năng của kỹ thuật số thông qua các chiến lược linh hoạt sẽ đem lại hiệu suất hoạt động theo mong đợi và lợi nhuận cao hơn cho các doanh nghiệp trong tương lai. AI hiện nay đã ảnh hưởng đến một số lĩnh vực tiêu biểu (Hình 1): vận tải & hậu cần, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hệ thống quân sự,… và đặc biệt trong ngành công nghiệp bán lẻ.

 

SỰ TÁC ĐỘNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA TRÍ TUỆ THÔNG MINH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN LẺ

Hình  1. Các lĩnh vực ứng dụng của AI

 

Chúng ta có thể nhận thấy rằng AI có thể cung cấp giá trị thực cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ nếu họ sớm chấp nhận và áp dụng AI một cách nghiêm túc. Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi đáng kể từ hình thức mua sắm từ các cửa hàng vật lý (brick and mortar store) sang hình thức mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên các cửa hàng vật lý vẫn là kênh thu nhập chiếm ưu thế trong tương lai. Theo báo cáo của Gartner Group, mua sắm trực tuyến vẫn ít hơn 10% doanh thu ở hầu hết các nước phát triển. Đến năm 2020, 85% tương tác của khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ sẽ được quản lý bằng AI (theo Gartner). Và trong tương lai gần, AI sẽ là nhu cầu lớn của người tiêu dùng để tạo sự tương tác càng liên lục càng tốt. AI có thể giúp các nhà bán lẻ dự đoán các yêu cầu, tự động hoá các xử lý và đem lại sự trải nghiệm của khách hàng tốt hơn. Các nhà bán lẻ đã và đang bắt đầu áp dụng AI, ML, và robot trong các phần chính của chuỗi giá trị. Quan trọng nhất, AI có thể loại bỏ nhiều công đoạn hoạt động thủ công trong nhiều lĩnh vực chẳng hạn như quảng cáo, phân loại, và chuỗi cung ứng. Ba lĩnh vực có cơ hội lớn nhất dựa vào AI là quảng cáo, phân loại hàng và cung cấp hàng. Các nhà bán lẻ hiện nay đang thử nghiệm AI trong tất cả các lĩnh vực của họ. Các công ty thương mại điện tử đang hướng theo cách, sử dụng AI để dự đoán các xu hướng bán hàng, tối ưu hoá kho hàng và hậu cần, định giá và các khuyến mãi theo cá nhân hoá. Một vài công ty thậm chí hướng tới một dự báo đầy đủ về đơn đặt hàng của khách hàng, giao hàng mà không cần chờ xác nhận đơn đặt hàng.

 

Như vậy, việc sử dụng AI trong bán lẻ có thể đem lại nhiều thuận lợi. Đầu tiên, nó giúp chúng ta tạo ra các quyết định thông minh hơn, với nhiều dự báo theo thời gian thực chính xác hơn. Các dự báo tốt giúp cải tiến quản lý cung cấp, xác định các chương trình khuyến mãi có ảnh hưởng lớn, và tối ưu hoá phân loại hàng và định giá sản phẩm, và các chương trình khuyến mãi theo cá nhân hoá. Thứ hai, AI có thể làm cho các xử lý hiệu quả hơn, nhờ sự kết nối với robot và các tối ưu hoá xử lý đã nâng cao hiệu suất và giảm các chi phí thủ công. AI sẽ đưa các nhà bán lẻ tăng cả về số lượng khách hàng lẫn việc tạo ra tính cá nhân hoá và thuận tiện mua sắm trải nghiệm.

 

Tóm lại, bán lẻ một lần nữa được “tái phát minh” với các công nghệ thông minh của AI và trong vòng 10 năm tới, các nhà bán lẻ mong đợi chứng kiến những thay đổi đáng kể của ngành bán lẻ với công nghệ AI. Khả năng khách hàng nhận biết và khả năng tăng kết nối giữa các nhà bán lẻ thông qua thương hiệu và số cửa hàng hiện có. Do vậy, các nhà bán lẻ sẽ cần phải sử dụng công nghệ thông minh để tạo ra những trải nghiệm mua sắm liền mạch và tích cực trong cửa hàng để đáp ứng nhu cầu kết nối của người mua hàng. Họ cần phát triển một hệ thống bán hàng thông minh ngay bây giờ nếu muốn phân biệt mình với các nhà bán lẻ khác và để có thể tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai. Không có lý do gì để các nhà bán lẻ phải chờ đợi khi hàng loạt công nghệ thông minh hiện nay có thể cho phép họ thực hiện và thay đổi ngay từ bây giờ. Thông qua các công nghệ thông minh, họ có thể thu hút người mua hàng bằng cách hỗ trợ mua hàng bất cứ lúc nào, giao hàng nhanh hơn, ưu đãi cá nhân và lợi nhuận dễ dàng,... Do vậy, để bắt kịp với những tiến bộ công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ bán hàng trực tuyến, các nhà bán lẻ đang và phải cân nhắc lại các chiến lược bán hàng trong cửa hàng cho phù hợp với xu hướng mới.

 

Cuối cùng chúng ta có thể khẳng định rằng các công nghệ thông minh có sẵn hiện nay đã thay đổi mọi thứ, nó đã viết lại tất cả “quy tắc” nền tảng, làm thay đổi ngành công nghiệp nói chung và ngành bán lẻ nói riêng. Công nghệ thông minh đã làm thay đổi các mô hình kinh doanh và mang đến một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Ngành bán lẻ đã thay đổi và đang bước vào một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên áp dụng các công nghệ thông minh để làm cho việc bán lẻ thông minh hơn với những cửa hàng thông minh.

 

PhD Nguyen Tran Minh Thu

    (グェン チャン ミン トゥ)

    CTO of R&D Center